Trà đen là một trong những thức uống yêu thích nhất trên thế giới chỉ đứng sau trà xanh. Điểm qua một số tác dụng nổi bật của trà đen như tăng cường sức khỏe ở tim, giảm căng thẳng, giảm cholesterol cao, cải thiện sức khỏe răng miệng, tăng cường sức khỏe xương, tập chung và ngăn ngừa tiêu chảy. Trà cũng được chứng minh giúp cải thiện lưu thông máu, giúp hạ huyết áp và giảm các triệu chứng hen suyễn. Cùng chúng tôi đi sâu hơn để phân tích từng lợi ích của loại trà thảo mộc này nhé.
Trà đen là gì?
Trà đen là loại tổng hợp của những giống trà khác như trà trắng và trà xanh. Cả cây trà xanh và cây trà đen đều được bắt nguồn từ Camellia sinensis (Trà). Mức độ oxy hóa cao mang lại cho trà một màu sắc và hương vị độc đáo, từ màu hổ phách đến màu nâu sẫm và vị mặn đến ngọt.
Sự khác biệt giữa trà đen, xanh và trắng chính là cách chúng được chế biến. Trong giai đoạn chế biến, trà đen được lên men và oxy hóa. Mặt khác, trà xanh và trà trắng không được lên men.
Sản xuất trà đen diễn ra như thế nào?
Quá trình sản xuất diễn ra trong 5 công đoạn chính:
Công đoạn 1: Những chiếc lá sau khi được thu hoặc bằng tay sẽ được loại bỏ khoảng 30% độ ẩm. Có hai phương pháp:
a) Nơi lá được trải ra trên các máy tiện được phủ bằng lưới, dây hoặc nylon. Thời gian loại bỏ độ ẩm phụ thuộc vào thời tiết và độ ẩm của lá, trong khoảng 14-18 giờ.
b) Lá trà được đừa vào các máng lớn có chiều dài 25-30 mét được phủ bằng lưới thép và được thông gió bằng máy thổi cỡ lớn. Cách làm này tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với phương pháp thủ công trên từ 8 giờ.
Công đoạn 2: Lá trà được cắt và giải phóng phản ứng với oxy trong không khí. Quá trình này mất 30 phút mỗi lần và được lặp lại 3 lần. Sau khi cuộn trong 30 phút, toàn bộ lá được cắt nhỏ trong những cỗ máy khổng lồ. Cuống và gân lá được tác bỏ để lấy phần “thịt” của lá. Quá trình xử lý đơn giản này cho năng suất cao hơn nhiều so với phương pháp sản xuất trà đen cổ điển.
Công đoạn 3: Quá trình oxy hóa và lên men được thực hiện ngay sau công đoạn trên. Các lá được trải ra trên các băng chuyền lớn dày 10-15 cm trong một căn phòng đặc biệt với nhiệt độ phòng 40 ° C trong 2/3 giờ và thêm vào đó là nước. Do đó, những chiếc lá có màu từ đỏ đồng đến nâu và bắt đầu tỏa ra mùi thơm độc đáo.
Công đoạn 4: Lá trà sau khi lên men sẽ được vận chuyển qua máy sấy tầng trên băng chuyền kim loại. Trà được sấy khô trong khoảng 20 phút với không khí nóng 80-90 ° C làm cho chất lỏng tế bào dính vào lá và trà chuyển từ màu nâu sẫm đến đen.
Công đoạn 5: Trà thành phẩm sau đó được phân loại thành các lớp phổ biến thông qua các sàng sàng cơ học.
Dinh dưỡng từ trà đen
Trà đen có 5,25mg caffeine trên mỗi ml chất lỏng. Trà rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol và catechin. Khả năng oxy hóa của thức uống này nhiều hơn trà ô long lẫn trà trắng và xanh. Các hợp chất được tìm thấy trong trà đen, cụ thể là theaflavin và thearubigins mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trà không chứa đường, lượng calo rất ít và gần như không có.
Trà đen có tác dụng gì?
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trà đen có tác động có lợi lên những căn bệnh phổ biến như:
1. Ngăn ngừa bệnh tim
Một lượng lớn flavan-3-ols, flavonol, theaflavin và các dẫn xuất axit gallic có trong trà đen giúp tăng cường chức năng động mạch vành ở bệnh nhân tim. Hoạt chất này ngăn chặn hoạt động bất thường của các mạch máu, có thể dẫn đến đột quỵ, xơ vữa động mạch và các tình trạng tim mạch khác. Do đó, những người uống trà được cho là giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
2. Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu năm 2014 do các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin, Madison, Hoa Kỳ dẫn đầu, cho thấy rằng uống trà đen có thể có khả năng chống ung thư chống lại ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt, phổi và vú.
Một nghiên cứu khác cho thấy hợp chất polyphenol trong trà có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển khối u. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng các hợp chất trà giúp làm giảm quá trình sinh ung thư của da, phổi, khoang miệng, thực quản, dạ dày, gan, tuyến tiền liệt và các cơ quan khác. Trà đen giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở những phụ nữ uống từ 2 tách mỗi ngày.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Uống trà đen trong thời gian dài có hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết lúc đói và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn. Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong trà đen là polyphenol làm giảm chỉ số đường huyết.
4. Ngăn ngừa đột quỵ
Uống nhiều hơn một tách trà đen hoặc xanh mỗi ngày giúp ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
5. Cải thiện tiêu hóa
Trà đen rất giàu tannin và các chất khác có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa của cơ thể. Tannin cũng được cho là hữu ích trong việc chữa trị rối loạn tiêu hóa. Các hợp chất hóa học có trong loại trà này cũng chống lại loét dạ dày.
6. Hoạt tính kháng khuẩn
Polyphenol trong trà được biết đến với hoạt tính kháng khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy trà đen làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Sử dụng trà đen giúp loại bỏ các vấn đề về mồ hôi chân, mồ hôi tay, hôi chân…
7. Làm giảm căng thẳng
Uống trà đen không chỉ làm giảm sản xuất hormone gây căng thẳng (cortisol) mà còn kiểm soát chúng ở trạng thái vừa đủ. Ngoài ra, axit amin, l-theanine, được tìm thấy trong loại trà thảo mộc này giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy tinh thần thoải mái. Uống trà tăng tốc độ phục hồi sau stress.
8. Chữa bệnh hen suyễn
Quá trình lên men được cho là có hiệu quả giúp giảm bớt tình trạng hen suyễn. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân đang có vấn đề về hen xuyễn hãy sử dụng ngay trà đen như một loại thuốc hỗ trợ điều trị ngay nhé.
9. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Polyphenol trong trà đen gồm catechin, flavonoid và tannin có tác dụng chống vi khuẩn và tác dụng ức chế enzyme của vi khuẩn ở nước bọt. Uống từ 2 tách trà không đường hàng ngày làm giảm viêm chân răng, ngăn ngừa sâu răng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
10. Tăng mật độ xương
Theo các nghiên cứu, tình trạng loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi đã được cải thiện sau khi uống trà đen mỗi ngày, nhờ các loại flavonoid đặc biệt có trong trà.
Một số lợi ích khá của Trà đen
Ngăn ngừa rối loạn thần kinh
Theo MedlinePlus , trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ở hệ thần kinh. Trà đen có polyphenol giúp ngăn ngừa rối loạn thoái hóa thần kinh. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng tác dụng bảo vệ thần kinh của trà có mối liên hệ nghịch đảo với bệnh Parkinson.
Trị thâm mắt
Sử dụng trà đen đã pha và cho vào ngăn đá (dạng đá) thoa lên mặt hoặc vùng mắt, giúp loại bỏ mệt mỏi và giảm thâm mắt do hàm lượng caffeine. Thực hiện 4 lần mỗi ngày để cảm nhận độ hiệu quả bất đến bất ngờ nhé.
Tăng cường tập chung
Caffeine, có trong trà đen là một chất kích thích thần kinh được sử dụng rộng rãi để tăng cường khả năng tập chung và tỉnh táo. Nồng độ caffein trong các loại trà trắng, xanh và đen dao động từ 14 đến 61 mg / mỗi ly, Ít hơn cà phê nhưng đủ để đầu óc tỉnh táo mà không gây nghiện.
Giúp giảm tiêu chảy
Trà đen có tác dụng chữa bệnh rối loạn đường ruột nhờ nồng độ tannin cao. Lưu ý chỉ sử dụng 2 ly mỗi ngày và uống nhâm nhi để đạt hiệu quả cao nhất.
Chất chống oxy hóa
Polyphenol có lợi như theaflavin, thearubigins và catechin là thành phần chính của trà đen, giúp chống oxy hóa. Các đặc tính chống oxy hóa của trà giúp ức chế gia tăng các gốc tự do và giúp bảo vệ các tế bào DNA.
Chăm sóc da
Trà đen rất giàu chất chống oxy hóa, chống lão hóa và chống viêm, uống trà đen giúp cải thiện sức khỏe và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Trà được sử dụng như nước rửa mặt có tác dụng bổ sung độ ẩm và làm sáng. Đặc tính làm se tự nhiên giúp da trở nên săn chắc mềm mịn.
Bảo vệ khỏi tia UV
Tia UV đặc biệt có hại cho da nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra sắc tố. Thoa nước trà đen tại vị trí tiếp xúc với tia UV có tác dụng bảo vệ da khỏi bức xạ nhờ polyphenol.
Chăm sóc tóc
Caffeine, có trong loại trà, ngăn chặn DHT hormone gây nên rụng tóc. Uống trà đen thúc đẩy tăng trưởng tóc và làm chậm rụng tóc, nước trà cũng rất tốt cho việc làm mềm tóc và tăng cường độ bóng.
Giảm cholesterol
Những người uống Black tea mỗi ngày giúp giảm mức cholesterol xấu, nguyên nhân gây ra đột quỵ và đau tim. 2 tách trà mỗi ngày giúp ta phòng tránh nguy cơ mắc các vấn đề về tim thấp hơn so với những người không uống.
Chữa đau đầu
Hàm lượng caffeine trong trà đen giúp làm dịu hệ thần kinh và làm dịu cơn đau đầu .
Giảm cân
Trà đen làm giảm mức chất béo trung tính và chất béo nội tạng. Do đó, thay đổi lối sống cùng với việc uống trà giúp giảm cân an toàn. Loại trà thảo mộc này cũng hỗ trợ phòng các bệnh do béo phì gây nên.
Tác dụng phụ của trà đen
Uống quá nhiều trà đen (nhiều hơn 3-5 cốc mỗi ngày) có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ bao gồm:
- Quá liều Caffeine
- Đi tiểu thường xuyên
- Thiếu sắt
- Bệnh trĩ
- Buồn nôn, nhịp tim không đều và ợ nóng
- Mất ngủ, khó ngủ và hồi hộp.
- Thở gấp
Một số tác dụng phụ khác như:
- Nhức đầu: Uống quá nhiều trà gây chóng mặt, ù tai và đau đầu vào ngày hôm sau.
- Bệnh tăng nhãn áp: Caffeine trong trà đen làm tăng áp lực bên trong mắt gây ra bệnh tăng nhãn áp.
- Sảy thai: Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà đen bởi có thể gây sảy thai hoặc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Thuốc: Tránh uống trà đen nếu bạn đang dùng thuốc hoặc các chất bổ sung như canxi , magiê và các loại khác.
Cách pha trà đen
Chuẩn bị:
- Trà đen túi lọc, hoặc sấy khô.
- Nước, tùy vào số lượng người uống mà lượng nước và số lượng chè cũng khác nhau nhé.
- Gừng, sữa, đường viên (tùy sở thích, có hoặc không)
- Bộ pha trà (ấm, chén)
Thực hiện:
Bước 1: Tiến hành đun sôi nước, tráng qua trà trong khoảng 20s và rót bỏ, cách làm này vừa giúp loại bỏ cặn bẩn lại còn làm sạch trà.
Bước 2: Chắt nước vào ấm ủ trong khoảng 10 – 15 phút, có thể thêm gừng hoặc đường nếu bạn thích.
Bước 3: Rót toàn bộ phần nước trong bình pha trà để sử dụng phần nguyên liệu vừa rồi cho những lần tiếp theo. (2 – 3 lần).
Trà đen giá bao nhiêu tiền và mua ở đâu?
Trên thị trường hiện trà đen đang có khá nhiều mức giá từ 80 – 500k tùy vào khối lượng bạn muốn mua. Đặt mua trà dễ dàng thông qua những shop Online hoặc sàn Thương Mại Điện Tử lớn để mua được trà chính hãng với chất lượng tốt nhất. Lưu ý là trà cần phải có tem mác rõ ràng để tránh hiện tượng hàng giả hàng nhái.